Nhựa nào an toàn dùng đựng thực phẩm

Trong cuộc sống hàng ngàỳ, chúng ta đang sử dụng sản phẩm từ nhựa chiếm hơn 70% trong việc dùng làm bao bì, chai, lọ, hủ..đựng thực phẩm. Nhựa nhìn chung chứa nhiều chất độc hại đối với con người. Vậy, loại nhựa nào an toàn khi dùng đựng thực phẩm?

Nhua nao an toan
Nhựa nào an toàn

Một số hợp chất có thể ngấm vào thực phẩm theo thời gian, đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Để tránh vấn đề này, hãy sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa an toàn.

Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6” và PC “7”.

Các ký hiệu trên thường được ghi dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…

Các loại nhựa có thể chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe ở các mức độ khác nhau, theo Natural News.

Bisphenol A (BPA) là hóa chất độc hại gây rối loạn nội tiết tố, thường có trong nhựa, đặc biệt ở nhiệt độ cao, sẽ tan vào thức ăn. Có thể gây ra các bệnh rất nguy hiểm như ung thư, suy chức năng tuyến giáp, tác hại lên hệ thần kinh, viêm phế quản, hen suyễn…

Mọi người cần biết loại nhựa nào có thể dùng để đựng thực phẩm hoặc cho vào lò vi sóng mà không gây độc hại, loại nhựa nào tuyệt đối không nên tái sử dụng để đựng thức ăn.

1. Nhựa PETE – ký hiệu số 1

Hãy nói “không” với nhựa PETE.

Nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài, theo Natural News.

Lưu ý là không nên tái sử dụng loại nhựa này.

2. Nhựa HDPE – ký hiệu số 2

Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyên nên chọn nhựa số 2 để đựng thực phẩm lâu dài.

Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.

Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.

Để an toàn, hãy kiểm tra kỹ ký hiệu in trên đồ nhựa và đảm bảo đó là số 2 – hoàn toàn không chứa BPA. Hãy nhớ số 2, theo Natural News.

3. Nhựa PVC – ký hiệu số 3

Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

Vì vậy, tuyêt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng, theo Natural News.

4. Nhựa LDPE – ký hiệu số 4

Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.

Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

5. Nhựa PP – ký hiệu số 5

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe.

Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu nhiệt khoảng 110độ C nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng, theo Natural News.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 – 3 phút, không nên để quá lâu.

Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước (nhiệt độ thường) trong thời gian dài mà không độc hại. Hãy chọn số 5.

Trong nhóm này có PPSU là vật liệu nhựa mới, an toàn cao. Bạn có thể tham khảo thêm về sự khác nhau giữa PP và PPSU.

Cách nhìn ký hiệu để phân biệt các loại nhựa cực độc gây hại sức khỏe

6. Nhựa PS: Nhựa tái sinh số 6

Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.

Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

7. Nhựa PC – Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

Trên thực tế, nhựa số 7 là để chỉ những loại “nhựa khác” không thuộc 6 nhóm nhựa được định danh cụ thể (nhựa PETE, nhựa HDPE, nhựa PVC, nhựa LDPE, nhựa PP và nhựa PS). Loại nhựa phổ biến nhất của nhóm nhựa số 7 là nhựa Polycacbonat (nhựa PC).

Thành phần của các loại nhựa nhóm số 7 PC chứa Bisphenol-A, được viết tắt là BPA. Đây là một hoạt chất nhân tạo, chủ yếu có trong một loại sơn bảo quản, dùng để tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp kim loại thực phẩm, nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn.

Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…

Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm, theo Natural News. 

Những chia sẽ trên về nhựa nào an toàn để dùng đựng thực phẩm từ Babi1 hy vọng mang lại cho bạn thêm thông tin bổ ích trong cuộc sống.

Công ty TNHH Mẹ và Bé Babi1

Ra đời với sứ mệnh phát triển giá trị tình yêu thương trong từng sản phẩm mang nhãn hiệu BABI1. Chúng tôi kiên định với tiêu chí: SẢN PHẨM PHẢI AN TOÀN NHẤT. Mang lại trải nghiệm tốt nhất về sức khoẻ cho mẹ và bé.

Giỏ hàng
icon zalo
nhắn tin facebook
0947 838 700 gọi điện thoại