Hạt vi nhựa – Mối nguy hại tiềm ẩn khi pha sữa bằng bình nhựa cho trẻ sơ sinh

Hạt vi nhựa – mối nguy hại tiềm ẩn khi pha sữa bằng bình nhựa cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn của WHO về cách pha sữa cho trẻ liệu có hoàn toàn đúng?

Hiện nay, bình nhựa với đủ mẫu mã, kích cỡ vừa bắt mắt, vừa tiện dụng là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bà mẹ trẻ khi pha sữa cho các bé sơ sinh thân yêu. Theo hướng dẫn của WHO để phòng tránh ngộ độc do vi sinh vật từ bình bẩn, bình sữa cần được rửa nước sôi và dùng nước nóng 70°C để pha sữa. Nhưng nghiên cứu mới lại cho thấy cách làm trên có thể khiến hạt nhựa từ bình phát tán vào trong sữa với lượng đáng kể và có thể không còn an toàn cho trẻ.

Lượng hạt vi nhựa mà trẻ sơ sinh tiếp nhận hằng ngày có thể là rất lớn mà các bậc phụ huynh vẫn không hề hay biết. Việc trẻ sơ sinh hiện đang phải tiếp xúc với một lượng hạt vi nhựa rất lớn phần nhiều cũng do những lựa chọn và thói quen của người lớn. Mới đây trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Food, nếu chúng ta sử dụng bình sữa nhựa, bình thủy tinh có các phụ kiện bằng nhựa PP (polypropylene) hoặc ấm đun nước bằng nhựa, thì chúng ta đã “bổ sung” vào bữa ăn của mỗi trẻ khoảng 14,6 ngàn đến 4,55 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày.

Theo hướng dẫn của WHO, khi pha sữa cho trẻ, bình sữa cần được rửa sạch, sau đó luộc trong nước sôi và ngâm trong nước luộc cho đến khi dùng.Việc ngâm trong nước luộc theo ý kiến của nhóm tác giả là nhằm tránh việc nhiễm bẩn bình sữa không cố ý trong lúc để ráo trên kệ chén dĩa (nước luộc được xem là môi trường đã được diệt khuẩn trong lúc đun sôi).

Nước dùng để pha sữa theo hướng dẫn là nước nóng 70°C. Sữa bột được cho vào nước nóng trong bình và lắc cho đến khi sữa tan hết [1].

Cũng theo hướng dẫn của WHO, việc tiệt trùng bình sữa và pha sữa bằng nước nóng 70°C sẽ giảm nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn Enterobacter sakazakii và Salmonella enterica có thể có mặt trong sữa bột gây ra cho trẻ.

Hình 1: Quy trình luộc bình sữa theo hướng dẫn của WHO [1]

Tuy nhiên, mới đây trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Food, nếu chúng ta làm theo đúng hướng dẫn này của WHO và sử dụng bình sữa nhựa, bình thủy tinh có các phụ kiện bằng nhựa PP (polypropylene) hoặc ấm đun nước bằng nhựa, thì chúng ta đã “bổ sung” vào bữa ăn của mỗi trẻ khoảng 14,6 ngàn đến 4,55 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày [2]. Phần lớn các hạt vi nhựa này có kích thước nhỏ hơn 20 µm. 

Nhóm nghiên cứu này lặp lại cách rửa bình và pha sữa của WHO như trên với các bình sữa và phụ kiện có chứa nhựa PP (gồm bóng trọng lực – còn gọi là gravity ball – ống hút và vòng cổ) trong vòng 21 ngày.

Họ tiến hành nghiên cứu với 10 loại bình sữa phổ biến, hiện đang được 78% dân số thế giới từ 48 khu vực khác nhau sử dụng. Mười loại bình sữa này hiện đang chiếm 82,5% thị phần bình sữa toàn cầu.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành rửa bình sữa ba lần với nước sạch ở 25°C, sau đó ngâm bình sữa trong nước sạch ở 95°C trong 5 phút để làm sạch và tiệt trùng bình sữa. Sau khi được sấy khô, bình sữa sẽ lắc với nước nóng 70°C trong 1 phút. Lượng nước sử dụng để “pha sữa” sẽ được thu lại. Tổng số hạt vi nhựa phát tán trong nước được đếm bằng kính hiển vi. Kết quả thu được khiến chúng ta phải kinh ngạc khi có tổng cộng 4,3 triệu hạt vi nhựa đã phát tán trong 1 lít nước.

Hình 2: Quy trình thực nghiệm kiểm tra hạt vi nhựa từ bình phát tán vào sữa

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến việc phán tán các hạt vi nhựa?

Do nhựa là vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ, việc sử dụng đồ nhựa lặp đi lặp lại ở nhiệt độ cao sẽ làm nhựa nhanh bị lão hóa và lượng vi nhựa phát tán sẽ tăng.

Cụ thể, nếu chúng ta luộc bình sữa trong nước sôi, chúng ta làm tăng lượng vi nhựa phát tán vào nước gấp nhiều lần. Do đó, việc lặp đi lặp lại chu trình tiệt trùng, pha sữa sẽ làm thoái hóa nhanh vật liệu nhựa và lượng hạt vi nhựa phát tán sẽ tăng theo thời gian.

woman holding baby and reaching for bottle of milk
Nguồn ảnh: iStock.com/Pilin Petunyia

Phần nào của bình sữa phát tán nhiều hạt vi nhựa nhất?

Nhóm tác giả chia 10 sản phẩm bình nhựa được nghiên cứu ra làm hai nhóm:

  • Nhóm 1 gồm những bình sữa có thân bình và các phụ kiện đi kèm làm hoàn toàn bằng nhựa PP: các bình thuộc nhóm này đã phát tán từ 1,3-16,2 triệu hạt vi nhựa trong 1 lít nước.
  • Nhóm 2 gồm bình sữa có thân bình bằng thủy tinh nhưng có các phụ kiện đi kèm như bóng trọng lực, ống hút và vòng cổ bằng nhựa PP: lượng hạt vi nhựa phát tán vào sữa ít hơn, chỉ từ 70-267 ngàn hạt vi nhựa trong 1 lít nước.
Nguồn ảnh: https://www.pexels.com/

Kết quả chi tiết hơn của từng sản phẩm được trình bày trong bảng 1. Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn các hạt vi nhựa phát tán trong nước có nguồn gốc từ thân bình sữa vốn được làm bằng nhựa PP.

Bảng 1. Lượng hạt vi nhựa phát tán vào nước trong mười bình sữa thử nghiệm

Sản phẩm (SP)Nhóm sản phẩm Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L)
11 (làm hoàn toàn bằng nhựa PP)Thân bình8.254.000 ± 772.000
2Thân bình11.657.000 ± 1.578.000
3Thân bình8.925.000 ± 1.948.000
4Thân bình16.224.000 ± 1.302.000
5Thân bình1.725.000 ± 150.000
6Thân bình1.967.000 ± 64.000
7Thân bình1.314.000 ± 131.000
8Thân bình7.218.000 ± 315.000
2Vòng cổ và ống hút 

2.532.000 ± 273.000

3Vòng cổ và ống hút 

453.000 ± 42.000

6Gravity ball114.000 ± 27.000
92 (thân bình bằng thủy tinh, đi kèm phụ kiện nhựa)Gravity ball và vòng cổ69.000 ± 9.700
10Gravity ball và vòng cổ267.000± 15.000

Thói quen của cha mẹ khi pha sữa làm tăng lượng vi nhựa phát tán?

Khi chúng ta sử dụng nước sôi để pha sữa cho bé thay vì nước nóng 70°C, lượng vi nhựa phát tán trong sữa sẽ tăng đáng kể (từ 6 triệu hạt/lít lên 55 triệu hạt/lít). Bên cạnh đó, nếu bạn đun bình sữa nhựa có chứa nước trong lò vi sóng thì sẽ có càng nhiều hạt vi nhựa phát tán vào nước hơn.

 

Nhiệt độ (°C)

Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L) từ SP1Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L) từ SP2Lượng hạt vi nhựa phát tán (hạt/L) từ SP3
25625,000± 192,00030,000± 3,40077,000± 6,300
403,139,000± 564,000301,000± 31,0001,437,000± 180,000
706,130,000± 762,0006,328,000± 774,0005,186,000± 362,000
9554,712,000± 1,232,00012,515,000± 1,989,0007,127,000± 462,000

Cách pha sữa an toàn cho trẻ để giảm hạt vi nhựa vào cơ thể

Để giảm thiểu lượng hạt vi nhựa phát tán trong quá trình pha sữa cho trẻ, nhóm nghiên cứu đề xuất 4 bước đơn giản như sau:
1. Rửa sạch bình sữa sau khi được tiệt trùng bằng nước lạnh đã tiệt trùng
2. Pha sữa bột trong bình chứa bằng thủy tinh
3. Sau khi sữa nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển sữa vào bình sữa đã tiệt trùng theo bước 1.
4. Không hâm lại sữa đã pha trong hộp nhựa, đặc biệt là khi dùng lò vi sóng.

Image result for milk powder mixing for baby
Ảnh: https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-make-formula-milk-for-baby/

Lượng hạt vi nhựa mà trẻ sơ sinh tiếp nhận hằng ngày có thể là rất lớn mà các bậc phụ huynh vẫn không hề hay biết. Việc trẻ sơ sinh hiện đang phải tiếp xúc với một lượng hạt vi nhựa rất lớn phần nhiều cũng do những lựa chọn và thói quen của người lớn. Mặc dù tác động của hạt vi nhựa đến sức khỏe của nhân loại, đặc biệt là trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được làm rõ, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách lựa chọn bình sữa thủy tinh cho trẻ. Nếu bạn không có điều kiện để mua bình sữa thủy tinh cho trẻ hoặc lo lắng về độ bền của bình sữa thủy tinh, hãy thực hiện 4 bước được liệt kê ở trên.

Nguồn bài viết: Thực phẩm cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.who.int/foodsafety/publications/micro/PIF_Bottle_en.pdf?fbclid=IwAR2zkiGPJd_Lt8-HZfx66ag40dmzaZUwavf97eZivIWYt3U-ahMXowFgeQs.
[2] https://www.nature.com/articles/s43016-020-00171-y?fbclid=IwAR0NmV0Zl5ulNx7W3OlgSuwd9t907GCSggm43_rrgTgtV1rHTyxhDGuhR04 

Công ty TNHH Mẹ và Bé Babi1

Ra đời với sứ mệnh phát triển giá trị tình yêu thương trong từng sản phẩm mang nhãn hiệu BABI1. Chúng tôi kiên định với tiêu chí: SẢN PHẨM PHẢI AN TOÀN NHẤT. Mang lại trải nghiệm tốt nhất về sức khoẻ cho mẹ và bé.

Giỏ hàng
icon zalo
nhắn tin facebook
0947 838 700 gọi điện thoại