Chất liệu bình sữa nào tốt nhất trên thị trường và cách phân biệt
Các loại bình sữa trên thị trường hiện nay được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như thuỷ tinh, nhựa PP, nhựa PPSU, nhựa PC, nhựa Tritan, silicone… đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ba mẹ chọn mua bình sữa an toàn cho bé. Hãy cùng chúng tôi phân biệt chất liệu bình sữa nào tốt nhất để lựa chọn loại phù hợp cho con mình sử dụng.
1. Nhựa PP (Nhựa số 5)
Nhựa PP (Polypropylene) là chất liệu thông dụng nhất và được bán nhiều nhất trong các loại bình sữa bằng nhựa hiện nay trên thị trường.
Ưu điểm:
- Có độ bền cao, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường.
- Chịu được nhiệt độ lên đến 130 độ C nên có thể tiệt trùng bằng lò vi sóng, máy tiệt trùng bình sữa ở mức 100 độ C.
- Không chứa BPA nên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của bé.
- Chất liệu nhẹ nhàng, bé dễ dàng cầm nắm.
Song, bạn cần lưu ý về cách tiệt trùng và pha sữa đối với sản phẩm bình sữa nhựa PP. Theo TS Nguyễn Lệ Trúc: Hạt vi nhựa – mối nguy hại tiềm ẩn khi pha sữa bằng bình nhựa cho trẻ sơ sinh.
Nhược điểm:
- Sau nhiều lần sử dụng nhựa sẽ bị giảm dần độ trong suốt khi tiếp xúc với nước nóng hoặc nhiệt độ cao.
- Ba mẹ nên thay bình sữa nhựa PP định kỳ cho bé khoảng 3 đến 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy vỏ bình bị xước, đổi màu hay biến dạng.
2. Nhựa PA
Nhựa PA (Polyamide) còn được biết đến với tên gọi khác là nylons, đây là loại nhựa nhẹ, có độ bền cao. Đặc biệt, có khả năng “chống chọi” rất tốt trong môi trường hóa chất, nhờ đó mà tăng được khả năng chống ăn mòn, oxy hóa.
Ở nền nhiệt độ từ -40 độ C tới 110 độ C là môi trường lý tưởng để loại nhựa này phát huy tối đa năng suất hoạt động, nâng cao độ cứng và độ bền bề mặt cho sản phẩm.
Nhựa PA cũng sở hữu nhiều tính chất nổi trội của các dòng sản phẩm từ nhựa là dễ gia công, cách điện tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng rất dễ bong tróc, phai màu và dễ nóng chảy khi gặp tác dụng của nền nhiệt cao.
Ưu điểm:
- Không chứa BPA, an toàn cho bé sử dụng, nếu sử dụng đúng nhựa nguyên sinh.
- Chất liệu nhẹ nhàng, bé dễ dàng cầm nắm.
Nhược điểm:
- Nhựa PA rất nhạy cảm với các chất có chứa cồn, nên lưu ý vệ sinh bình sữa bằng xà phòng không có cồn.
- Trong trường hợp sử dụng các chất tẩy rửa có tính ăn mòn để vệ sinh thì bình sữa vẫn an toàn khi sử dụng nhưng có thể sẽ làm thay đổi độ trong suốt.
3. Nhựa PPSU
Nhựa PPSU (hay Polyphenylsulfone) là một loại nhựa cao cấp, một loại polymer hiệu suất cao, và là một trong những chất liệu tiên tiến nhất hiện nay. Nhựa PPSU có nhiều ưu điểm như độ bền cao, siêu nhẹ, có khả năng kháng hóa chất tốt, và chịu được nhiệt độ trên 180 độ C. Nhựa PPSU được Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn, không chứa chất BPA độc hại.
Loại nhựa này đã được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị y tế và sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong các sản phẩm bình sữa trẻ em.
Bình sữa PPSU
Bình sữa nhựa PPSU có ưu điểm là kháng vỡ cao, không thôi nhiễm chất độc hại khi pha sữa ở nhiệt độ cao hay khi vệ sinh bình sữa, có thể chịu nhiệt lên đến 180 độ C. Chất liệu nhựa này cũng chống bám bẩn tốt, kháng hóa chất và vi khuẩn tốt. Mẹ có thể vệ sinh bình dễ dàng và không lo bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ.
4. Nhựa Tritan (Nhựa số 7)
Nhựa Tritan được chiết xuất tinh khiết từ Copolyester, là nguyên liệu mới được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ.
Ưu điểm:
- Không chứa BPA đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng và thân thiện với môi trường.
- Chịu được nhiệt tối đa 109 độ giúp dễ dàng tiệt trùng bằng máy tiệt trùng hoặc lò vi sóng.
- Khó trầy xước, bề mặt nhẵn bóng và trong suốt như thủy tinh.
- Trọng lượng nhẹ nhàng, bé dễ cầm nắm khi bú.
Nhược điểm:
- Bị ngả màu sau một thời gian dài sử dụng.
5. Thủy tinh
Đây là được xem là một trong những chất liệu an toàn nhất dùng để đựng thực phẩm nói chúng và làm bình sữa cho bé nói riêng.
Ưu điểm:
- Khả năng chịu nhiệt tốt dễ dàng vệ sinh bằng máy tiệt trùng bình sữa hoặc bằng cách trụng nước sôi.
- Không chứa các chất độc hại cho bé, kể cả khi được đun sôi ở nhiệt độ cao thủy tinh cũng không rò rỉ một chất độc nào
- Có tuổi thọ trung bình cao nếu được vệ sinh và bảo quản cẩn thận.
Nhược điểm:
- Có trọng lượng nặng hơn so với các loại bình bằng nhựa nên có thể gây khó khăn khi bé tự cầm bú. Cần mẹ cầm bình hoặc tay cầm cho bé.
- Dễ rơi vỡ nên để đảm bảo an toàn mẹ cần phải cầm bình khi cho bé bú.
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại bình sữa thủy tinh được phủ thêm một lớp silicone để tăng khả năng chịu nhiệt và hạn chế va đập, chống bể vỡ. Như thương hiệu Babi1, đã tung ra bình sữa ”quốc dân” thuỷ tinh Borosilicate phủ silicon chống bể vỡ và cảm biến nhiệt độ.
Bình sữa thuỷ tinh bọc silicone, chống bể vỡ và cảm biến nhiệt độ.6. Silicone
Đây là chất liệu cũng khá tốt dùng để làm bình sữa do chúng có thể khắc phục được một số điểm yếu của bình thủy tinh và bình nhựa.
Ưu điểm:
- Chất liệu silicone mềm mại, không chứa BPA, khả năng đàn hồi cao, có thể nắn bóp mà không biến dạng hay xước vỡ trong quá trình sử dụng.
- Không có mùi khó chịu khi sử dụng.
- Trọng lượng nhẹ, bé dễ dàng cầm nắm
- Khả năng chịu nhiệt đến 180 độ C mà không hề sinh ra các chất độc hại khi luộc hoặc cho vào lò vi sóng.
Nhược điểm:
- Vạch chia sữa trên chất liệu này không được rõ nên khó pha sữa vào buổi tối.
- Giá thành cũng cao hơn so với các loại bình được làm từ nhựa và thủy tinh.
- Sử dụng nhiều lần thì phần thân bình thường bị ngả màu trước núm ti.
So sánh các chất liệu bình
Bình sữa nhựa | Bình sữa thủy tinh | Bình sữa Silicone | |
Thời gian sử dụng | 3-6 tháng | Đến khi bình bị sứt mẻ | 6 tháng |
Chịu nhiệt | 100 – 130 độ C | > 180 độ C | 120 độ C |
Độ trong suốt | Trung bình đến tốt | Tốt | Đục |
Trọng lượng | Nhẹ cho bé cầm | Nặng so với bé dưới 12 tháng | Nhẹ cho bé cầm |
Tầm giá trung bình | 70 000Đ – 400 000Đ | 100 000Đ – 600 000Đ | 150 000Đ – 500 000Đ |
Trên đây là những thông tin cơ bản về tính chất, mức độ an toàn của các loại chất liệu được dùng để làm bình sữa cho trẻ em. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc đánh giá chất liệu bình sữa nào tốt nhất để lựa chọn. Tăng trải nghiệm an toàn sức khoẻ cho bé và mẹ.